Ngày 15.12.2003, Unesco đã công nhận nhã nhạc cung đình Hóa là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Lễ đón nhận bằng được tổ chức tại Paris thủ đô nước Pháp vào ngày 31.1.2004. Nhã nhạc cung đình Huế, được coi là kiệt tác di sản phi vật thể truyền miệng đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận. Một vinh dự to lớn của Huế nói riêng và toàn bộ dân tộc Việt Nam nói chung. Vậy cụ thể, nhã nhạc cung đình Huế – Di sản văn hóa phi vật thể là gì? thì xin mời các bạn tìm hiểu bài viết dưới đây của chúng tôi

1. Hành trình lịch sử ra đời nhã nhạc cung đình Huế
Rất nhiều sử sách ghi nhận, nhã nhạc cung đình Huế được ra đời từ năm 1010 đến 1225 thuộc triều Lý, quy củ vào thời Lê 1427 đến 1788. Vào thời Lê loại hình nghệ thuật này mang tính chính thống với quy mô chặt chẽ hơn. Xong giai đoạn cuối thời Lê, loại hình nhạc này đang dần bị phai nhạt và suy thoái.
Vào đầu thế kỷ 19, điều kiện xã hội cho phép dưới thời cai trị của nhà Nguyễn 1802 và 1945 loại hình nghệ thuật này mới phát triển trở lại. Có 7 thể loại âm nhạc được quy định bao gồm: miếu nhạc, giai nhạc, ngũ tự nhạc, thường triều nhạc, đại triều nhạc, yến nhạc và cuối cùng là Cung trung nhạc. Lúc này nhã nhạc được đầu tư hệ thống bài bản và phong phú hơn với hàng trăm nhạc chương với lời ca bằng chữ Hán.
Cuối thế kỷ 19 khi đất nước bị giặc ngoại xâm, vai trò của triều đình dần mất đi vị thế đã kéo theo âm nhạc cung đình bị giảm và mờ dần. Lúc này chỉ còn duy nhất 2 loại nhạc được duy trì đó là: đại nhạc (bao gồm trống, kèn, xập xõa, mõ, bồng)và tiểu nhạc (bao gồm tỳ bà, trống bản, đàn nhị, tamm địch, phách tiền). Cũng vời thời gian này, triều đình nhà nguyễn cho du nhập dàn quân nhạc phương tây điều này đã khiến vai trò của nhã nhạc ngày càng mờ nhạt đi.
2. Những nỗ lực bảo tồn di sản
Sau năm 1945, khi mà nhã nhạc đã dần mai một và mất đi vị thế của mình, điều này phần nào giải thích tại sao đến nay loại nhạc cụ này không còn giữ diện mạo như ngày xưa. Thế nhưng, nhã nhạc vẫn là minh chứng độc đáo và sự sáng tạo về văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Đứng trước nguy cơ mất đi hoàn toàn, thì năm 1975, bộ văn hóa và lãnh đạo của tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra chủ trương và quyết định bảo tồn loại hình nghệ thuật độc đáo này cho dân tộc Việt Nam. Trong năm 1992, Nghệ thuật Cung đình Huế thuộc vào trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế chính thức ra đời. Lúc này nhạc cung đình Huế được coi là đề tài nghiên cứu đưa vào nhiều chương trình phát triển khác nhau.
Tháng 3 – 1994: Nhạc cung đình Huế được UNESCO phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bộ Văn Hóa Thông Tin Huế giữ gìn và bảo vệ phục hồi văn hóa phi vật thể. Tiếp đến là các dự án quỹ UNESCO hay chính quyền Nhật Bản tài trợ cho diễn viên và lớp nhạc công cung đình Huế.
Tháng 3 – 1996: Trường ĐH Nghệ Thuật Huế khai giảng dự án đào tạo Nhã nhạc đầu tiên. Dự án này thu hút với 15 sinh viên theo học các nhạc cụ thuộc Tiểu nhạc và Đại Nhạc
Năm 1997 – 2000: JFAC đã tài trợ cho dự án đào tạo Nhã nhạc với nhiều nhà quản lý, nghiên cứu đến từ Việt Nam, Nhật Bản và Philippin.
Tháng 8 – 2002: Trường ĐH Nghệ Thuật Huế đã phối hợp với UNESCO Việt Nam,, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Ủy ban Quốc gia Viện Âm nhạc VN về âm nhạc cung đình Huế – Nhã nhạc. Loại hình này có sự tham gia từ những nhà nghiên cứu nổi tiếng trong nước và nước ngoài .
3. Khẳng định truyền thống văn hóa Việt Nam
Tháng 8 – 2002 hồ sơ Nhã Nhạc được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và chính phủ ứng cử nhạc cung đình Huế vào danh mục truyền khẩu nhân loại và kiệt tác phi vật thể.

Hồ sơ của Nhã nhạc gồm 100 trang mục lục, 100 trang hồ sơ viết, 50 ảnh tư liệu và băng phim khoảng 10 phút và băng hình 70 phút. Nhạc cung đình Huế đạt đỉnh cao ở thế kỷ XIX tại Việt Nam. Ngày 7/11/2003: Cung đình Huế được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể. Với những gì còn lại ở cố đô Huế chắc chắn sẽ được bảo tồn và giữ gìn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, loại hình nghệ thuật này còn góp phần khẳng định vị thế của một quốc gia tại khu vực và trên thế giới
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các kiến thức về nhã nhạc cung đình Huế – Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Mặc dù chưa thật đầy đủ và chi tiết, nhưng nó lại bao hàm tất cả những ý chính mà chúng tôi đã liệt kê lại. Hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về loại hình âm nhạc phi vật thể truyền miệng đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận