Mang đậm triết lý Phương Đông chính là nghệ thuật múa cung đình. Loại hình nghệ thuật là sự kết hợp nhuần nhuyễn trong di chuyển, khéo léo trong từng động tác. Điển hình nhất phải nói đến các điệu nhảy như: Trình tường tập khánh, lục cúng hoa đăng….Múa cung đình nói chung và các vũ khúc múa cung đình Huế nói riêng là sự kế thừa những tinh hoa được kết tinh hàng nghìn năm trong chế độ phong kiến dưới thời nhà Nguyễn. Vậy câu hỏi đặt ra bạn đã biết gì về nghệ thuật múa cung đình Huế – Bồn tồn di tích cố đô chưa? Nếu chưa biết thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

1. Lịch sử múa cung đình Huế
Múa cung đình Huế là hình thức phục vụ cho vua, quan trong triều. Loại múa này có kỹ thuật, nếu cấu, quy cách và môi trường diễn ổn định tính chuyên nghiệp như múa Vũ Phiên, múa Vũ Nữ, múa Lục Cúng, múa cảnh hát cung đình, múa Bát Dật…
Múa hát cung đình Huế có lịch sử lâu đời qua nhiều thế kỷ. Múa là loại hình kết hợp với âm nhạc như nhạc hát và nhạc đàn.múa hát cung đình dành cho vua chúa Việt Nam có hình thức gần giống với vũ hội Phương Tây. Loại hình múa này được sử dụng hầu hết trong các triều đình phong kiến. Múa hát cung đình thường mượn nội dung hình tượng nghệ thuật độc đáo truyền thống Việt Nam.
Năm 1613 – 1635: Thời vua chúa Nguyễn Phúc Nguyên hình thành hoạt động nghệ thuật ‘Hòa Thành Thự’. Loại hình này được chia thành 3 đội và mỗi đội gồm 120 lượng nhạc sinh, vũ sinh. Đội số 1 và số 3 chuyên phụ trách no về âm nhạc, còn đội 2 lo về múa hát. Số lượng người trong loại hình nghệ thuật này phải biết hát múa, thổi kèn, đánh đàn, đánh trống dưới sự chỉ huy của viên phó quản.
Năm 1691 – 1725: Thời vua chúa Nguyễn Phúc Chu hình thành nghệ thuật đội múa hát ‘Tiểu hầu’, số lượng loại hình này đã giảm còn khoảng 40 đến 50 người (đã bao gồm cai quả, 6 phó ca và 2 chánh ca).
Năm 1804: Việt Tưởng đội hình thành dưới sự sát nhập của đội múa Tiểu nam & Tiểu hầu.
Năm 1820 dưới thời vua Minh Mạng đổi thành tên Thanh Bình thự
Năm 1889 đổi thành Ba Vũ và loại hình múa hát này hoạt động đến năm 1945. Sau CMT 8 – 1945 vẫn được quan tâm đến năm 1975 nhưng tính nghệ thuật này ngày càng bị giảm sút.
Tháng 4 – 1975, đội múa Ba Vũ được quan tâm, sau đó đổi tên thành Đoàn múa hát truyền thống Huế gồm tuồng và hát
Năm 1999 đổi tên thành múa hát cung đình.
Tuy loại hình này đã qua nhiều thời kỳ với nhiều tên gọi, tổ chức khác nhau nhưng đều phục vụ cho thời vua chúa, quan lại ở cung đình Huế. Hiện tại thì trong số 11 ca khúc của triều đại nhà Nguyễn đang dần khôi phục và dàn dựng lại đoàn nghệ thuật truyền thống.
2. Nội dung các khúc múa
Múa Bát Dật có ở từ đời nhà Chu tại Trung Quốc. Năm Minh Mạng đã biên tập lại khi xã tắc, kinh tế, Khổng Từ và lịch đại đế vương. Bát Dật nghĩa là 8 hàng vũ sinh đồng nam. Mỗi hàng là 8 đồng sinh nam, tổng cộng là 64 vũ sinh nam. Loại múa này gợi lên hình bát quái và được xem là loại hình lễ thức.

Múa Tứ Linh là điệu múa có nguồn gốc từ thời cổ chí kim, từ dân gian đến cung đình. Biểu tượng của điệu múa Tứ Linh là 4 con vật: Long – Ly – Quy – Phụng (Rồng – Lân – Rùa – Chim Phượng). Về hình thức của điệu múa này có thể múa đơn hoặc múa tứ linh. Khi múa chúc tụng vua chúa thì lần lượt diễn từ con vật theo trình tự Long – Ly – Quy – Phụng. Điệu múa này ngày càng được cải biên và đổi thành ‘Long Hổ Hội’.
Múa Lục Cúng có nguồn gốc từ các nhà sư Ấn Độ tại các chùa ở Thường Tín, Thuận Thành và Yên Mỹ…nhà thờ Phật tứ pháp . Trước khi dâng hương và hoa quả lên Tam Bảo thì thường múa Lục Cúng. Múa cung đình Huế là chọn lọc những cái nay của múa dân gian và múa tôn giáo. Mỗi chủ đề đều được thể hiện bằng những điệu múa cụ thể.
Múa Phiến Vũ hay còn gọi là múa quạt, đây là hình thức múa thường diễn ra ở những lễ cưới dành cho hoàng hậu, phi tần và các công chúa xem. Nội dung của điệu múa này là chúc tụng và ca ngợi hạnh phúc lứa đôi. Đội múa Phiến Vũ gồm 10 vũ nữ mặc áo dài, tay cầm quạt nhiều màu sắc. Vừa hát vừa múa trên động tác gấp, xòe, cuộn nhẹ nhàng khi cầm quạt. Đội hình khép kín vòng cung có thể luân phiên thay đổi bằng hàng dọc hoặc hàng ngang.
Nghệ thuật múa cung đình Huế – Bồn tồn di tích cố đô đang trên đà phát triển của múa dân tộc nhằm tiếp thu có sáng tạo nhưng vẫn giữ được bản sắc. Tuy, vẫn còn những mặt hạn chế thế nhưng phần nào phát triển được các động tác và đội hình